This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Nhạc Hiphop

1. Giới thiệu :
Hip hop là một thể loại âm nhạc và trào lưu văn hóa xuất hiện từ thập niên 1970 tại bronx, new york (usa). Nền văn hóa này xuất thân và phát triển ở những khu ghetto (thường là những nơi ở tập trung của những người nghèo, người da màu, nơi thường gắn liền với nhiều tệ nạn xã hội và băng đảng). Văn hóa hip hop được miêu tả như một hoạt động được hình thành bởi nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau. Những yếu tố chính bao gồm: Djing (người mix nhạc), mcing (rapping), graffity (tranh phun sơn), breakdance, popping và locking.ngoài ra còn một số yếu tố khác như: Beatboxing, hiphop fashion .
Hiện tại thể loại nhạc hip hop dc yêu chuộng tại mỹ gồm 3 thể loại chính :
- r&b : Loại nhạc rap nhẹ , hit ( nghe phê ) , thường mang tính chất rap về tình yêu.
- fashion rap : Loại nhạc mà ca sĩ trình bày thường là trình diễn , làm nỗi cái sự giàu có , nổi tiếng , hoặc là hơn người của họ v.v. Cũng hit .
- gangster rap (gangsta rap) : Là thể loại nhạc cực hit , thường ca sĩ hay trình bày rất làm nổi, giới thiệu về băng đảng của họ , những cuộc đụng độ chạm trán trong sự nghiệp rap của họ lẫn đời thật , rap ko giới hạn , đôi khi rap sốc lẫn nhau ...
2.lịch sử hình thành :
vào thập niên 1970, 10 năm trước khi nó được thế giới công nhận, hip hop là sự ca tụng cuộc sống đã từ từ phát triển các nguyên tố của nó để rồi hình thành một hoạt động văn hóa. Nhờ vào nguồn năng lượng & động lực của nó mà hip hop đã trở thành chiếc "chìa khoá" của sự nâng cao và cải cách như một công trình trị giá hàng tỷ đô la.

3.quá trình hình thành :
- chiến tranh và mâu thuẫn trong hip hop :
trong hip hop, chuyện hai người đụng độ, xích mích với nhau là chuyện thường gặp. Rapper này "diss" rapper kia một câu, rapper kia trả lời lại một câu, chuyện nhỏ thành chuyện to. Hoặc một rapper nào cảm thấy không đồng ý với rapper kia cũng lại nhắc lên trên lời nhạc. Và chiến tranh giữa các rapper lại bùng nổ.

điển hình là cuộc chiến giữa westcoast và eastcoast (miền đông và miền tây), nơi những sự đụng độ đã ra khỏi ranh giới âm nhạc. đó cũng là nơi 2 rapper nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trong hip hop đã bị ám sát, đó là east coast's the notorious b.i.g - christopher wallace - còn gọi là biggie smalls hay biggie và west coast's 2pac - tupac shakur - hay makaveli.

Trước debut (sự khởi đầu) kinh điển "the chronic" của dr.dre năm 1992, tuy west coast hiphop đã khá phát triển với sự ra đời của gangsta rap, tiêu biểu là rap group đứng thứ 83 trong 100 nghệ sĩ của mọi thời đại - tạp chí rolling stone - là n.w.a và sự nổi lên của các rapper west coast như too $hort, ice-t, eazy e, ice cube (fat joe đã nêu tên trong my fofo diss 50cent)... Vì vậy người ta nói gangsta rap xuất xứ, khởi nguồn từ west coast và những rapper đến từ miền tây nước mỹ và cả những rapper chơi gangsta rap thực thụ trên khắp thế giới thường hay giơ bàn tay hình chữ w như một sự biểu trưng đặc thù. Nhưng chiếm lĩnh loa đài vẫn là east coast hiphop. Tuy nhiên, các nghệ sĩ miền tây kể trên đang ngày một thu hút sự chú ý của người nghe. Người ta cho rằng khởi đầu mâu thuẫn eastside-westside bắt đầu vào năm 1991 khi rapper miền đông tim dog ra single "************ compton" hướng vào n.w.a và các nghệ sĩ compton khác, bao gồm cả dj quik. Tuy n.w.a không chính thức có phản ứng gì, nhưng rapper từ long beach là snoop dogg đã có lời đáp trả trong bài "************ with dre day" cùng dr.dre. Năm 1992, dưới nhãn hiệu death row của mình và suge knight, dre debut "the chronic", khai sinh dòng hiphop mới là g-funk - gangsta funk - thì west coast hiphop mới chính thức trở thành một đối thủ của east coast với sự phát triển thành công cực nhanh của death row records. Thành công đó càng lớn với debut g-funk kinh điển "doggystyle" của snoop doggy dogg năm 1993. West coast hiphop hoàn toàn chiếm lĩnh các phương tiện truyền thông, đặc biệt với rapper huyền thoại 2pac - người có những bài hát nói lên thực trạng xã hội, tình trạng phân biệt chủng tộc và đả kích các nhà cầm quyền.
- death row vs bad boy: Suge knight vs puff daddy
năm 1993, sean "puff daddy" combs - bây giờ chính là p.diddy - thành lập bad boy records, giới thiệu gương mặt mới chính là the notorious b.i.g huyền thoại với debut "ready to die" vô cùng thành công, tạo nên đối trọng với 2pac của miền tây. Năm 1995 tại lễ trao giải của source, suge knight đã khích puff daddy với tuyên bố, đại ý rằng death row mới là nơi các tài năng "không muốn lo về việc nhà sản xuất lúc nào cũng cố xuất hiện trong video của mình" nên tìm đến. Căng thẳng lên cao khi bạn thân của suge bị bắn chết, suge buộc tội puff daddy có dính líu tới vụ án này. Cùng năm, suge đã trả 1.4 triệu đôla bảo lãnh và thu nhận 2pac - người cáo buộc biggie và bad boy records biết mà không cảnh báo mình về vụ bị cướp và bắn ngày 30/11/1994.
- 2pac vs the notorious b.i.g
sau vụ cướp và bắn kể trên, 2 người bạn thân từ trung học 2pac và biggie đã đối đầu nhau. Cả hai cho ra một loạt ca khúc đả kích nhau, tiêu biểu là "who shot ya?" trong "ready to die" của biggie và đỉnh cao là bài hát đả kích hay nhất mọi thời đại - theo nhiều thính giả - "hit'em up" của 2pac, hát cùng với outlawz. đỉnh điểm của cuộc đối đầu này là cái chết của 2pac ngày 7/9/1996 bởi một vụ xả súng bất ngờ và biggie ngày 9/3/1997 trong một tình huống tương tự.
- các nghệ sĩ trung lập
các nghệ sĩ này luôn cố gắng xoa dịu mâu thuẫn hai miền.
. Thứ nhất là puff daddy, tuy là trung tâm của sự đả kích của pac và suge nhưng sean chỉ đáp trả bằng việc gọi các nghệ sĩ đối đầu là "những kẻ ghen ghét" với thành công của mình, trong khi không cho các nghệ sĩ của bad boy đáp trả trong các bài hát.
. Thứ hai là dr.dre. Dre luôn cố gắng hòa giải mâu thuẫn hai miền bằng việc hợp tác, hát cùng các nghệ sĩ miền đông như nas. Năm 1996, dre cùng các nghệ sĩ miền đông nhu krs-one, rbx, b-real, nas ra bài hát chống cuộc xung đột này là "west coast east coast killas".
- đối đầu kết thúc
sau cái chết của 2 huyền thoại 2pac và the notorious b.i.g, mâu thuẫn west coast - east coast coi như được hòa giải. Trước khi pac chết, một số dấu hiệu bình thường hóa cũng đã xuất hiện, tiêu biểu là việc nas và pac đã gặp nhau sau buổi trao giải của mtv tại new york, pac sẽ bỏ những lời xúc phạm nas trong album sắp ra của mình nếu như nas làm điều tương tự, không xúc phạm mình nữa.
- hậu mâu thuẫn
cuộc đối đầu này là cuộc đối đầu lớn nhất trong lịch sử âm nhạc nói chung và hiphop nói riêng. Hậu quả là thế giới mất đi hai huyền thoại lớn. Sau khi pac chết, các thành viên death row, đi đầu là dre và snoop dogg, lần lượt bỏ công ty do mâu thuẫn trước đó. Suge knight dính líu thêm vào vụ kiện của bà afeni shakur - mẹ của 2pac - trong khi vẫn đang bị án treo, khiến death row chao đảo và cuối cùng sụp đổ. West coast hiphop mất vị trí thống trị của mình và dần dần bị east coast hiphop áp đảo hoàn toàn, ít được nói đến nữa. Bad boy records tuy không chịu hậu quả lớn như death row nhưng cũng yếu thế đi nhiều.
Năm 1999, tại lễ trao giải mtv, mẹ của 2 huyền thoại đã qua đời 2pac và biggie là bà afeni shakur và bà voletta wallace đã gặp gỡ, xóa bỏ mâu thuẫn giữa hai rapper khi sinh thời, đồng thời cùng hợp tác điều tra cái chết của 2 rapper.
Vụ án về cái chết của 2pac và the notorious b.i.g cho đến nay vẫn chưa có lời giải.
- các nghệ sĩ liên quan trong cuộc đối đầu đông-tây
. Các nghệ sĩ miền đông: The notorious b.i.g, junior m.a.f.i.a, mobb deep, nas, jay-z, chino xl, dmx, masta ace, tim dog, common, luke, capone-n-noreaga, de la soul, black sheep, ced-g, kool keith.
. Các nghệ sĩ miền tây: 2pac, suge knight(ceo của death row), tha outlawz, kurupt, tha dogg pound, snoop doggy dogg, dj quik, compton's most wanted, ice cube, westside connection, tweedy bird loc.

4. Hình ảnh những ca sĩ hip hop nổi tiếng xưa và nay

snoop dogg


2pac


notorious big


puff diddy


jay z


ludacris


emminem


missy elliott


50 cents


bone thugs


dr.dre


và còn rất nhiều nghệ sĩ rap nổi tiếng đương thời khác ...

Chúc các bạn vui vẻ !:p

1 số clip minh họa

dilemma nelly feat kelly rowland
[youtube]8wyhdfjdpdc[/youtube]

what's my name lil bow wow feat snoop dogg
[youtube]-8sbtaghzdy[/youtube]

i need a hot girl (hot boyz)
[youtube]_d17iihdmvk[/youtube]

like toy soldiers eminem
[youtube]lexlajh8fpa[/youtube]

Nhạc JAZZ


Về quê - Trần Mạnh Tuấn
[YOUTUBE]cxqt5pYOT4U[/YOUTUBE]


Nhạc Jazz được sinh ra ở miền Tây New Orlearns, từ những người Mỹ da đen nghèo. Âm nhạc của họ chỉ dựa trên những giai điệu đơn giản nhưng lại có nhịp điệu vô cùng phức tạp, không tuân theo tuân thủ nào và chúng ta có thể coi đó là “Blue notes” của họ. Những ca khúc của họ có thể coi là những khúc hát tinh thần để vượt qua những quảng thời gian lao động cực khổ, và nó thật sự khích lệ tinh thần của họ rất nhiều bởi vì những công nhân dường như làm việc tốt hơn rất nhiều với thứ âm nhạc đó. Âm nhạc của họ được mô tả như những ký ức, hay kỷ niệm trong cuộc sống của họ.

[YOUTUBE]XrgP1u5YWEg[/YOUTUBE]


Vào năm 1894, bộ luật mới được áp dụng cho toàn thể New Orlearns, bắt buộc tầng lớp trung lưu và cả thượng lưu Creoles (tức những người Châu Âu sống ở Mỹ) phải sống chung với những người dân da đen nghèo khổ mà họ từng coi như là tầng lớp hạ lưu. Chính sự pha trộn giữa hai dòng nhạc cũng như hai nền văn hóa khác nhau có thể coi là sự khởi đầu của dòng nhạc Jazz. Cũng kể từ đó, Jazz gần như thay đổi , được phát triển rộng hơn. Giữa những năm 1890 – 1900, Ragtim (một loại nhạc của người da đen) và Blues trở nên phổ biến hơn. Cũng kể từ đó, New Orlearns trở thành vùng đất mẹ cho các nghệ sỹ mới của các thể loại từ Ragtime, Pop, Dances, Blues, …Âm nhạc được truyền bá đến mọi người nhờ những người khách du lịch.

Vào những năm 1920, Jazz thật sự ảnh hưởng đến mọi người, khi mà những người dân da trắng cũng đã từ từ thích nghi và yêu thích thể loại này. Và những nghệ sỹ nổi tiếng của thể loại này cũng từ từ xuất hiện như Joe “King” Oliver, Louis Amstrong, Ferdinand “Jelly Roll” Morton.

Vào cuối những năm 1930, khi khiêu vũ bắt đầu phát triển do người dân muốn rũ bỏ những u phiền, chán nản trong cuộc sống hằng ngày bằng khiêu vũ, Jazz phát triển thêm một thể loại mới.

Đến những năm 1940, Jazz phát triển thêm những thể loại như Pop, Trad, Swing…và cả Latin. có thể nói, Jazz thật sự đa dạng, kể cả ngày nay Jazz không ngừng phát triển thêm những thể loại mới và cũng không ngừng tự hoàn thiện bản thân nó. Qua bao nhiêu năm phát triển, Jazz ngày càng phổ biến và được nhiều người yêu thích hơn. Đó thật sự là một sự pha trộn tuyệt vời giữa các giai điệu, và chính vì vậy mà Jazz luôn tồn tại cùng thời gian, cũng như trong lòng những người yêu âm nhạc
[YOUTUBE]RNAjQBOP-lU[/YOUTUBE]


Sơ lược về các thể loại của Jazz

Ragtime: khởi nguyên của Jazz, ra đời khoảng năm 1895, là sự kết hợp của điệu vũ xin bánh Cakewalks ở Châu Phi, những bài hát Coon Songs của người Mỹ da đen, và âm nhạc của “Jig bands”. Nhạc sỹ đầu tiên của Ragtime được biết đến là Ben Harney với giai điệu đối lập của các điệu vũ Châu Phi, rất rung động, say mê và đầy ngẫu hứng. Sau đó vào năm 1889, nghệ sỹ piano đến từ Missouri Scott Joplin phát hành sáng tác Ragtime đầu tiên đã định hình một thể loại mang tính quốc gia.

Classic Jazz: vào những năm 1900, Jazz được biểu diễn bởi những ban nhạc nhỏ và bắt nguồn từ New Orlearns.

Hot Jazz: tiêu biểu có Louis Amstrong với những bản ghi âm với ban nhạc Hot Five, Hot Five và Sevens của ông. Những bản ghi âm được thực hiện bởi Hot Five và Hot Sevens của Louis Amstrong được xem là hoàn toàn Classic Jazz và cũng là phát ngôn cho khả năng sáng tạo nghệ thuật của Louis Amstrong. Âm nhạc trong Hot Jazz được cá nhân hóa bởi những đoạn solo ngẫu hứng đầy phát kiến, xúc cảm và được đẩy lên đỉnh điểm của “hot”. Những đoạn giai điệu thường dùng trống, Banjo hay Guitar để làm mạnh dần, thỉnh thoảng là tốc độ hành quân (tốc độ của nhịp hành quân March). Ngay lập tức những ban nhạc và dàn nhạc đã kích thích sự phát triển của âm thanh “hot” này khắp đất nước, đặc biệt là những bản thu âm với kỹ thuật cao.

Chicago style: Chicago là mảnh đất sản sinh nhiều nghệ sỹ trẻ sáng tạo, cá nhân hóa đầy tìm tòi và kỹ thuật biểu diễn nhạc cụ điêu luyện của các nghệ sỹ. Chicago style Jazz có ý nghĩa nâng cao tính ứng tấu ngẫu hứng trong những ngày đó. Sự đóng góp của các nhạc công tiêu biểu Bud Freeman, Eddie Condon, Benny Goodman, Gen Krupa (nghệ sỹ sáng tạo những thiên hướng mới) có ý nghĩa rất nhiều cho những người tiên phong của Jazz vào thời kỳ Jazz còn “ẳm ngửa” cũng như tạo cảm hứng cho những người sau này.

Swing: những năm 1930 là những năm của Swing. Bắt nguồn từ thể loại nhạc Jazz ở New Orlearns, Swing là thể loại có giai điệu mạnh hơn và thêm “sinh lực”. Swing cũng là một thể loại nhạc nhảy, liên kết mọi người bất cứ lúc nào. Mặc dù âm thanh của Swing là âm thanh tổng hợp nhưng Swing cũng đòi hỏi sự ứng biến đầy ngẫu hứng của mỗi cá nhân nhạc công trong quá trình biểu diễn để làm giai điệu thêm du dương hay solo phức tạp. Giữa những năm 1990 chứng kiến sự quay trở về của Swing do sự quay lại của những xu hướng nhạc Dance. Một lần nữa những đôi trẻ từ Mỹ qua Châu Âu lại nhún nhảy theo âm thanh của những “Big bands”…lúc này Swing thường được biểu diễn ở quy mô nhỏ hơn.

Kansas style: tiêu biểu là tay saxophone tiên phong Charlie Parker đến từ Kansas

[CENTER][YOUTUBE]
mZ5eGEest0g[/YOUTUBE]

Gypsy Jazz: bắt nguồn từ tay guitarist Django Reinhardt.

[YOUTUBE]LoIJ4W7kXiQ[/YOUTUBE]

Bepop: phát triển từ đầu những năm 1940, và cực điểm vào năm 1945. Khởi xướng là tay saxophone Charlie Parker cùng tay Trumpet Dizzy Gillespie.

Vocalese: là nghệ thuật sáng tác lời và biểu diễn theo bộ dạng lời hát trong những khúc solo nhạc cụ, Vocalese phát triển mạnh trong những năm khoảng 1957 – 1962. Người biểu diễn có thể solo hay biểu diễn cùng đoàn hát nhỏ, được hỗ trợ bởi một nhóm nhỏ hay dàn nhạc. Vocalese hiếm khi tham gia cùng những thể loại Jazz khác, và không bao giờ mang được thành công về mặt thương mại, chỉ cho đến những năm gần đây. hai nhân vật tiêu biểu được biết đến trong vai trò viết và biểu diễn lời Volalese là John Hendricks và Eddie Jeffferson.

Mainstream: sau kỷ nguyên của những Big band, khi những đoàn nghệ thuật lớn tan rã thành những nhóm nhỏ, Swing tiếp tục được trình diễn. một vài nghệ sỹ giỏi nhất của Swing được biết đến với những cuộc biểu diễn nhạc Jazz ứng tấu của họ giữa những năm 1950, những cuộc biểu diễn mà sự hòa âm ngẫu hứng có ý nghĩa không chỉ ở cái du dương của sự thêm thắt. Xuất hiện vào cuối thập kỷ 70 và 80, Mainstream Jazz là sự “lượm lặt” của Cool, Classic Và Hard Pop. Mặc dù Mainstream và Bost Pop vẫn được xem là hai thể loại cùng với những thể loại khác nhưng không được gắn kết chặt chẽ với lịch sử phát triển của các thể loại nhạc Jazz.

Cool: bắt nguồn trực tiếp từ Pop vào cuối những năm 1940 và 1950, Cool là sự pha trộn mượt mà của Swing cùng Pop, giai điệu du dương cùng sự sôi nổi đã được làm nhẹ nhàng hơn. việc biểu diễn của những đoàn múa hát nhỏ đã có lại tầm quan trọng. Nickname “West Coast Jazz” bắt nguồn từ những cuộc cách tân đến từ Los Angeles, Cool trở nên phổ biến ngoài quốc gia vào cuối những năm 1950, với những sự đóng góp đầy ý nghĩa của những nhạc sỹ và nhạc công tử East Coast.

Hard Pop: trong bối cảnh lịch sử phát triển của Bepop bị cản trở bởi sự ra đời của Cool, những giai điệu của Hard Pop có hơi hướng “sâu sắc” hơn Bepop, vay mượn Rhythm và Blues hay ngay cả những chủ đề Gospel (1 loại nhạc ở miền nam nước Mỹ, được trình diễn bởi những đội ca nhà thờ, hát những bài ca vui sướng trong những buổi lễ kỷ niệm…) Những đoạn nhạc phức tạp và biến chuyển linh hoạt hơn Pop của những năm 1940. Nghệ sỹ dương cầm Horace Silver được biết đến bởi những cuộc cách tân của ông trong Hard Pop.

Bossa Nova: một sự pha trộn giữa West Coast Cool, sự du dương của âm nhạc cổ của Châu Âu và những giai điệu đầy quyến rũ của vũ điệu Samba ở Brazil, Bossa Nova hay nói một cách chính xác là “Brazilian Jazz” tiến đến USA khoảng năm 1962. Sự phảng phất và huyền ảo nhưng đầy mê muội của những điểm nhấn từ Acoustic guitar trên gia điệu đơn giản được hát bằng tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Anh. Tiên phong cho Bossa Nova là hai người Brazil Joao Gilberto và Antonio Carlos Jobim. Bossa Nova làm thay đổi không khí Hard Pop của thập kỷ 60 và Free Jazz. Bossa Nova được phổ biến hơn bởi những tay chơi West Coast Jazz như guitarist Charlie Byrd và tay sax Stan Getz.

Modal: khi những nhóm hát nhỏ thiếu thốn trầm trọng những hướng đi mới cho sự ứng tấu, một vài nhạc công đã tìm kiếm bằng cách vượt ra ngoài khuôn khổ của “major & minor scales” trong West Coast Jazz. Lấy cảm hứng từ những modes của các nhà thờ trung cổ, các nhạc công đã thay đổi những quảng trong tones quen thuộc và tìm được những cảm xúc mới mẻ. Những tay solo đã có thể vượt khỏi giới hạn của “dominant keys” và biến chuyển những âm trung tâm để định hình sự hòa âm mới. Điều này có ý nghĩa đặc biệt hữu dụng với những pianist cùng guitarist cũng như với tay chơi Trumpet và sax. Nghệ sỹ dương cầm Bill Evans được chú ý với những bước tiến của ông trong Modal.



Free Jazz: đôi khi để chỉ “Avante Garde” (những ngưới đi tiên phong), những nghệ sỹ solo Free Jazz thật sự vượt ra khỏi cấu trúc của một đoàn ca múa hát nhỏ, mang đến cái phiêu tột đỉnh của cái tự do không ràng buộc hoàn toàn. Nếu Onette Coleman được xem là người đi tiên phong trong Free Jazz thì sau đó John Coltrane chắc chắn là người lãnh đạo. Free Jazz làm nảy sinh nhiều cuộc tranh cãi rằng nó có thật sự là Jazz hay không, nơi biểu diễn Free Jazz cũng là dưới những sân khấu Jazz underground. Một cách mỉa mai, Free Jazz càng không được thừa nhận, càng được tiếp tục và ảnh hưởng đến Mainstream của ngày hôm nay.

Soul Jazz: bắt nguồn từ Hard Pop, Soul Jazz có lẽ là một thể loại Jazz phổ biến nhất trong thập kỷ 60, đầy tung hứng như “Chord progression” trong Pop, người nghệ sỹ solo đã đẩy màn trình diễn đến mức độ kích động. Horace Silver đã có một tầm ảnh hưởng lớn trong thể loại này. Cây organ Hammond cũng gây nhiều chú ý cho nhạc cụ của Soul Jazz.

Fusion: vào đầu những năm 1970, thời kỳ “Fusion” đã đến sự hòa trộn của những đoạn ứng tấu trong Jazz với “sinh lực” và những giai điệu mới từ nhạc Rock. Trước sự lo ngại của những người theo chủ nghĩa Jazz thuần túy, một vài nghệ sỹ Jazz đã làm những cuộc tiên phong đầy ý nghĩa khi vượt giới hạn của Hard Pop tiến vào Fusion. Cuối cùng những ảnh hưởng của công nghiệp đã thành công trong công việc làm giảm giá trị của những cuộc cách tân nguyên khởi của nó. Trong khi vẫn còn những cuộc tranh cãi rằng Fusion là sự phát triển của Rock thì một số ảnh hưởng của nó vẫn còn sót lại trong Jazz ngày nay.

Groove: là một nhánh của Soul Jazz. Groove đưa âm điệu của Blues và tập trung chủ yếu vào những giai điệu. Đôi khi được so sánh với thể loại “Funk”, Groove tập trung cho việc giữ sự liên tục cho những nhịp điệu bởi những nhạc cụ hay đôi khi là sự hoa mỹ của lời hát. Groove đầy những cảm xúc hân hoan mời gọi mọi người nghe khiêu vũ, bất kể nó là những giai điệu Blues chậm hay những giai điệu lạc quan, vui vẻ. Những đoạn solo ngẫu hứng dàn trải trong sự phụ thuộc vào nhịp điệu những âm thanh tổng hợp.

Afro – Cuban Jazz: được xem như Latin Jazz, là sự kết nối giữa chất ngẫu hứng trong Jazz và sức lan truyền mãnh liệt trong giai điệu. Nó bắt nguồn từ nghệ sỹ Trumpet – nhà soạn nhạc Mario Bauza và nghệ sỹ bộ gõ chano pozo, hai người có những ảnh hưởng quan trọng đến Dizzy Gillespie cũng như những người khác giữa năm 1940. Các nhạc cụ để hòa âm có thể rất phong phú tiêu biểu không thể thiếu cho thể loại nhạc này là bộ gõ gồm timbale, conga, bongo và một số nhạc cụ gõ của Latin khác phối hợp với piano, guitar, đàn vibes và thường có thêm kèn co, vocals. Aturo Sandoval, Pancho Sanchez, Chucho Valdes được biết đến như những nghễ sỹ tiêu biểu của Afro – Cuban Jazz.

Post Pop: Modern Mainstream hay Post Pop vẫn được biết đến và sử dụng hầu hết trong các thể loại nhạc nhưng nó không gắn liền với lịch sử phát triển của các thể loại Jazz. Bắt đầu vào năm 1979, một làn sóng mới nổi lên ở các tay chơi trong việc phả hơi thở mới vào thể loại Hard Pop của những năm 1960, nhưng tuyệt vời hơn so với sự cách tân trong hai thể loại Groove và Funk trước đây, những con sư tử trẻ trung này đã mang những kết cấu và ảnh hưởng mới cho những năm 1980 và thập kỷ 90. Những người đi tiên phong (Avant Garde) đã cống hiến những đoạn solo đầy chất khám phá mới mẻ trong khi những nhịp điệu đa chiều ảnh hưởng của âm nhạc Carribe tạo nên thể loại nhiều màu sắc hơn Pop trước đây.

Acid Jazz: thể loại Acid Jazz trước đây đã từng được xem là một thể loại của việc cover các loại nhạc khác. Mặc dù nó không phải là một thể loại thật sự của Jazz thì nó vẫn có giá trị để không thể để nó ra ngoài nhạc Jazz. Bắt nguồn từ năm 1987 từ những sân khấu khiêu vũ của Anh, nó là một loại nhạc sôi nổi được kết hợp chặt chẽ với những bài Jazz mẫu mực,hay Funk của thập kỷ 70, Hiphop, Soul hay những điệu nhạc truyền thống của Latin. Acid Jazz tập trung chủ yếu vào hòa âm của các nhạc cụ, không phải là lời bài hát. Việc ít ứng tấu trong Acid Jazz đã gây ra những cuộc đấu tranh cãi rằng thật sự Acid Jazz có phải là Jazz.

Smooth Jazz: bắt nguồn từ Fusion, nhưng không phải là những khúc solo mãnh liệt và sự mạnh dần đầy say mê, Smooth Jazz gây ấn tượng bằng sự tao nhã của nó. Ít có tính ứng tấu đầy ngẫu hứng cũng gây tranh cãi rằng nó có thật sự là Jazz hay không. Những nhạc cụ điện tử kỹ thuật cao cùng với những track đầy giai điệu tạo nên vỏ bọc khiêm tốn và mượt mà cho Smooth Jazz. Trong Smooth Jazz âm hưởng chung có tính chất quan trọng hơn những phần thể hiện cá nhân. Điều này đã hạn chế các thể loại này trong việc trình diện “live”. Nhạc cụ bao gồm kèn keyboard điện tử, Alto hay Soprano sax, guitar, bass guitar và người chỉ huy. Smooth Jazz có lẽ đã trở thành thể loại có giá trị thương mại thật sự sau Swing.

European: vào cuối thế kỷ 20, rất nhiều nhạc công vùng Scandinavi và Pháp cảm thấy rằng thể loại Mainstream của Jazz Mỹ càng ngày càng “lùi” về quá khứ, nên đã bắt đầu sáng tạo một thể loại mới với tên gần gũi là “European”. Cũng như Acid Jazz, European phối hợp giữa Jazz truyền thống và nhạc Dance. Liên kết những yếu tố từ House (một thể loại Disco điện tử có nền tảng từ Funk) và Acoustic, âm thanh điện tử cùng những giai điệu khuôn mẫu để tạo một thể loại phố biến và đa sắc nhất trong những loại Jazz đương thời. Những nghệ sỹ tiêu biểu của European là nghệ sỹ dương cầm người Nauy Bugge Wesseltoft, nghệ sỹ Trumpet Nils Petter Molvaer, nghệ sỹ dương cầm Martial Sola và Lauren de Wilde, tay saxophone Jullian Lorau. 

Lịch sử nhạc Pop


Pop là từ viết tắt của “popular”, nghĩa là “phổ thông” hay “đại chúng”. Và Pop vẫn luôn giữ định nghĩa đó dù sở thích âm nhạc của công chúng có thay đổi. Mặc dầu tới giữa thế kỷ hai mươi người ta mới chính thức nhắc tới nhạc Pop nhưng nó đã được ghi dấu từ vài thập kỷ trước đó.

Có thể nói những bài nhạc Pop thực sự đầu tiên là những bài hát do các nhạc sĩ chuyên nghiệp sáng tác và được trình diễn tại các phòng hoà nhạc cho đông đảo khán giả. Điều này dẫn ta trở lại thời Victoria, khi mà một ca sĩ trình diễn cần một bài hát thật lôi cuốn và dễ nhận biết. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi với sự ra đời của công nghệ ghi âm hồi đầu thế kỷ hai mươi. Nhờ nó mà âm nhạc được phổ biến rộng rãi hơn. Thời đó, các đĩa hát 78 vòng/phút được bán khá rẻ.

Trong thập niên 1980 thì ngôi sao nhạc Pop đáng chú ý nhất là Michael Jackson với album thứ 2 của hãng Epic, Thriller hiện vẫn giữ kỷ lục là album bán chạy nhất mọi thời đại. Anh là nghệ sĩ thành công nhất trong thập niên này với 9 ca khúc quán quân tại Mỹ và bán được hơn 133 triệu đĩa hát chỉ với 2 album là Thriller và album tiếp theo, Bad. Đến đầu đầu những năm 90 thì anh bắt đầu được công chúng mệnh danh là "Ông hoàng nhạc Pop" (King of Pop). Ông hoàng nhạc pop Michael Jackson đã từ trần vào ngày 25/6/2009


Gương mặt nữ sáng giá nhất trong thập niên 80 phải kể đến Madonna. Cô có một phong cách khá khác lạ khi hòa trộn nhạc Pop với những thể loại khác như Techno, Hip-hop... Các album khởi đầu sự nghiệp như Madonna, Like a Virgin, True Blue, Like a Prayer đều đạt vị trí và doanh thu cao trên thế giới. Là nghệ sĩ thành công thứ 2 trong những năm 80, cô được coi như là "Nữ hoàng nhạc Pop" (Queen of Pop). Kênh truyền hình MTV cũng trao tặng cho cô giải thưởng "Nghệ sĩ của thập kỷ".

Nam danh ca Prince cũng có nhiều ảnh hưởng trong giai đoạn này và nhận được nhiều sự ca ngợi từ giới phê bình.

Những nghệ sĩ hàng đầu khác là Cher, Kim Wilde, Gloria Estefan, Paula Abdul, Tina Turner, Tiffany, Kylie Minogue, Janet Jackson, Olivia Newton-John, Duran Duran, The Go-Go's, Huey Lewis & The News, Katrina and the Waves, The Police, Kenny Rogers, James Ingram, Lionel Richie, Stevie Wonder, Billy Joel, Tears for Fears, Rex Smith, Cyndi Lauper, Thompson Twins, Debbie Gibson, a-ha, Whitney Houston, Juice Newton, Richard Marx, Phil Collins, Air Supply, Laura Branigan, Talking Heads, Eurythmics, The Bangles, Hall & Oates, David Slater, Kenny Loggins, Kenny Rankin, George Michael (và Wham), Rick Springfield, U2, Def Leppard, AC/DC, và Culture Club. Những năm cuối của thập niên, làng nhạc Pop trông thấy sự nổi danh của bộ đôi đến từ Thụy Điển Roxette.

Nhạc Pop trong thập niên 80 chịu sự chi phối mạnh bởi những âm thanh điện tử và các thể loại nhạc Dance. Ngày nay, thập niên này được đánh giá là có nhiều bài hát hay hơn cả. Xu hướng phong cách, thời trang được "trông" thấy trong các video clip vẫn tiếp tục ảnh hưởng mạnh mẽ cho tới bây giờ.
Michael-Jackson
Michael Jackson


Thập niên 1990
Trong thập niên 1990 nhiều ca sĩ chịu ảnh hưởng từ R&B đã gặt hái được nhiều thành công, trong đó đỉnh cao là nữ danh ca Mariah Carey. Cô chính là ca sĩ thành công nhất trong thập niên này. Bắt đầu sự nghiệp từ khi mới 20 tuổi cho tới nay, cô đang nắm giữ kỷ lục trong giới nữ ca sĩ về số đĩa đơn quán quân tại Mỹ (18).

Mariah-Carey
Mariah Carey

Ngoài Mariah Carey còn có một số ngôi sao nhạc Pop-R&B khác cũng chinh phục được người nghe trên thế giới như Destiny's Child, Boyz II Men, Michael Jackson, Janet Jackson, En Vogue, Salt N Pepa, MC Hammer, C&C Music Factory, Brandy, và TLC. Những ca sĩ không hoặc ít hát R&B phải kể đến trong suốt thập kỷ này là U2, Cher, Michael Bolton, Bryan Adams, Elton John, Alanis Morissette, George Michael, Madonna, Whitney Houston, Shania Twain, Bon Jovi, Selena, Ace of Base, Celine Dion, Nádine, Aqua, Sheryl Crow, Kim Wilde, Jewel...

Cuối thập niên 1990 không thể không nhắc tới sự trỗi dậy mạnh mẽ của những ban nhạc nam (boy band) và nhóm nhạc nữ (girl group). Nước Mỹ có New Edition, Color Me Badd, New Kids on the Block theo sau là Backstreet Boys (được ghi nhận là ban nhạc nam bán được nhiều đĩa hát nhất mọi thời đại), Hanson, *NSYNC, 98 Degrees.

Thập niên 2000
Bên cạnh những giọng ca kỳ cựu như Madonna, Mariah Carey, Kylie Minogue tiếp tục gặt hái thành công, những giọng ca trẻ mới xuất hiện cũng đã chinh phục thị trường nhạc nhờ những album, đĩa đơn thành công. Phải kể đến "Công chúa nhạc Pop" Christina Aguilera và Britney Spears, Lady Gaga, "Hoàng tử nhạc Pop" Justin Timberlake và Juanes các ca sĩ Shakira, Nelly Furtado, Jessica Simpson, Rihanna, Fergie, Kelly Clarkson, Gwen Stefani, P!nk, Avril Lavigne...

Thập niên này cũng ghi dấu sự xuất hiện của các ban nhạc thành công mới như The Black Eyed Peas, The Pussycat Dolls, Fall Out Boy...

Nhạc-Pop

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Lịch sử phát triển của âm nhạc

 Lịch-sử-phát-triển-của-âm-nhạc
 Lịch sử phát triển của âm nhạc
Chúng ta nghe nhạc mỗi ngày, say mê với âm nhạc. Nhưng có lẽ không phải ai cũng biết lịch sử ra đời và phát triển của âm nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển. Bài viết này hi vọng sẽ giúp các bạn phần nào trong việc tìm hiểu điều này.

Tôi sẽ đề cập một cách khái quát những điểm quan trọng và tiêu biểu nhất, không có ngày tháng, số liệu cụ thể, bằng tất cả những gì bản thân đã hiểu và diễn đạt lại hoàn toàn theo cách của mình:

Âm nhạc đã có từ rất lâu (có lẽ từ khi loài người có mặt trên trái đất), sau đó nó dần dần hình thành và phát triển.

Trong thời kì Hy Lạp – La Mã, âm nhạc đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Và sau đó có một người đàn ông đã hoàn thiện kỹ thuật ghi nhạc bằng 7 nốt với 5 dòng kẻ. Từ khi có kỹ thuật này, âm nhạc có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển.

Song, sau đó, đến thời kỳ phong kiến, âm nhạc bị chèn ép và đã suy thoái rất nhiều.

Mốc quan trọng nhất để đánh dấu sự ra đời của âm nhạc Classic có lẽ là vào thế kỷ 14 - 16: đây là lúc bắt đầu thời kỳ Phục Hưng trong nghệ thuật (Phục Hưng tức là khôi phục lại sự hưng thịnh của nghệ thuật Hy Lạp – La Mã) – trong đó có âm nhạc.

Phải nói qua về “Classic”: Nghĩa đúng nhất của từ này là “Kinh điển”, nhưng chúng ta thường gọi là cổ điển. Tuy vậy, khi nói về nhạc Classic thì cũng đồng nghĩa với việc nói đến tất cả những gì được coi là thành tựu kinh điển của Âm nhạc phương Tây, trong đó chia ra làm nhiều thời kỳ, nhiều phong cách: Phục Hưng, Baroc, Cổ điển, Lãng mạn, Ấn tượng, Biểu hiện, … rất rất nhiều undefined

Trong thời bấy giờ người ta xây dựng được nhiều trường phái nhạc kịch (opera). Đầu tiên là ở Ý, sau đó là Pháp. Tiếp theo nhạc kịch là các trường phái Clavecin (Đàn clavơxanh), violin, organ (là loại đàn dùng trong nhà thờ, ko phải organ điện tử như bây giờ) …

Thế kỷ 17 là thời kỳ âm nhạc Baroc (Ở Việt Nam hay gọi là Tiền cổ điển – trước thời kỳ cổ điển) với những cái tên nhạc sỹ tiêu biểu là John Sebastian Bach (ông vua của loại nhạc phức điệu, chuyên viết cho đàn organ và clavecin), G.F.Handel (viết thanh xướng kịch Samson & Delilah), C.W.Gluck (nhạc kịch Oócphay – Oócphay là anh chàng xuống âm phủ cứu vợ nhưng ko thành vì giữa đường đi dám trái lời dặn, quay lại nhìn mặt vợ) … Ngoài ra trong thời này còn có Vivaldi viết bản concerto “Bốn mùa” nổi tiếng (vẫn thường được dùng trong mục Dự báo thời tiết trước đây).

Thế kỷ 18 là thời kỳ Cổ điển: Sở dĩ gọi là cổ điển vì trong thời kỳ này người ta đã xác lập được nhiều mẫu mực kinh điển nhất của nhạc Classic. Bấy giờ có ba người tiêu biểu:
J.HAYDN: ông viết rất nhiều bản giao hưởng (lên tới 104 bài) và là “cha đẻ của thể loại Giao Hưởng

L.V.BEETHOVEN: không ai là không biết tới ông! Beethoven là người đã đưa giao hưởng và sonate lên đến đỉnh cao. Nhạc Beethoven là tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng. Sở dĩ người ta nói thế là vì Beethoven sinh vào thời của cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, ông ta đã phản ánh tất cả những hình ảnh về chiến tranh một cách hoành tráng, căng thẳng dữ dội trong nhiều tác phẩm của mình. Chính vì thế nên những bản giao hưởng của ông nhiều đoạn rất mạnh mẽ, sục sôi và dữ dội. (Mà nhiều người nếu không hiểu sẽ không thể thích nhạc giao hưởng bởi sự quá phức tạp của nó. Tuy nhiên chính vì thế mà nhạc giao hưởng lại rất có giá trị khi làm soundtrack cho những đoạn phim chiến đấu, chiến tranh, hay thậm chí trong những phim ma,… (đơn cử là trong loạt phim Harry Potter).

W.A.MOZART – Thần đồng âm nhạc. Năm lên 4 biết soạn nhạc, 14 tuổi được phong “Viện sỹ viện hàn lâm” (danh hiệu mà thường chỉ những lão thành sau bao nhiêu năm miệt mài đóng góp mới vinh dự nhận được!). Tuy nhiên ông chỉ sống được 30 tuổi và đã chết rất khổ. Mozart – người được mô tả là thiên tài của tất cả các thể loại bởi ông có thể viết được tất cả các thể loại nhạc!

Thế kỷ 19: Thời kỳ Lãng Mạn. Trong thời kỳ này, sau thoái trào của cách mạng Tư sản Pháp, sau khi những hứa hẹn tốt đẹp của cuộc cách mạng không thực hiện được, con người vẫn bị kìm kẹp trong quyền lực thì sinh ra thực tế bế tắc. Âm nhạc thời này phản ánh nỗi bế tắc, nỗi cô đơn của con người, những ước vọng, nội tâm cá nhân, những mơ mộng,… nên được gọi là Lãng Mạn.

Thời này bùng nổ số lượng những nhạc sỹ thiên tài: Schubert, Chopin, Tchaikovsky, Grieg, Liszt, Schumann, Glinka, Mendelsohn, Wagner (ông này có bài nhạc đám cưới rất nổi tiếng),… Trong thế kỷ 19, âm nhạc đã có một bước tiến rất dài, phát triển rực rỡ với rất nhiều thể loại: Concerto, Sonate, Norturne (nhạc đêm), Serenade (nhạc chiều), Opera, Ballet, nhạc thính phòng (Chamber), ca khúc (ví dụ như bài Ave Maria nổi tiếng của Schubert)… nhiều vô kể!
Đây là một thời kỳ rất quan trọng của nhạc Classic, tác phẩm thì vô cùng đa dạng, phong phú… Có nhiều tác phẩm rất tuyệt vời đặc biệt nhờ sự phát triển vượt bậc của hòa thanh (hòa thanh là các kiểu kết hợp các nốt với nhau tạo ra sự hài hòa tương đối, mà điều thú vị nhất là mỗi kiểu sẽ tạo ra những sắc thái tình cảm khác nhau: vui, buồn, giận, hờn… rất thú vị !). Nói về hòa thanh trong thế kỷ 19 thì thực sự phải bái phục các nhạc sỹ vì họ quá giỏi, quá….bác học!

Thế kỷ 20: Nhiều người tưởng nhầm rằng nhạc Classic là loại nhạc của quá khứ, nhưng thực tế nó đã, đang và vẫn sẽ tiếp tục phát triển ngày càng mạnh. Người ta vẫn sáng tác rất nhiều, không ngừng, vẫn biểu diễn, vẫn có rất nhiều khán giả, vẫn giảng dạy, và đặc biệt nhất là luôn luôn có hệ thống lý luận, phương pháp rất chặt chẽ và khoa học.

Từ năm 1900 và trong suốt thể kỷ 20 cuộc sống con người có rất nhiều bước ngoặt, hai đại chiến thế giới, cách mạng khoa học kỹ thuật…Thế kỷ 20 là một thế kỷ có tốc độ phát triển vũ bão, chóng mặt nhất từ xưa tới nay, thế nên nhờ đó nghệ thuật cũng được “ăn theo”, cũng thay đổi chóng mặt. Bên hội họa thì nào là trừu tượng, siêu thực, lập thể,… nhiều khi khiến cho người ta rất khó hiểu. Bên âm nhạc cũng tương tự. Âm nhạc Classic của thế kỷ này cũng vô cùng thú vị!

1890-1917:
Đây là thời kì chuyển tiếp từ hậu kì chủ nghĩa lãng mạn đến hiện đại. Các tác giả tên tuổi:Raven, Ma-le, Pushini…
Đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa Mođéc ra đời. Đặc điểm của chủ nghĩa này là xa rời hiện thực, biểu hiện sự khủng hoảng và bế tắc của các nghệ sĩ thuộc Xã hội tư bản.
Hai trào lưu nghệ thuật mới nảy sinh quan trọng nhất trong giai đoạn này là:

I_Chủ nghĩa tự nhiên:

Âm nhạc của chủ nghĩa này biểu hiện những dáng vẻ đầy mâu thuẫn:
Một mặt, họ quan tâm đến đời sống của những con người bình thường. Mặt khác, họ chú ý đến những chi tiết mô tả bằng âm thanh và hướng dần đến hát nói, chia vụn cấu trúc âm nhạc. Điều đó được thể hiện qua các tác phẩm của Pushini,Valê…

II_Chủ nghĩa ấn tượng:

Âm nhạc của chủ nghĩa này thể hiện những ấn tượng của họ đối với thế giới bên ngoài. Chính điều đó đã khiến cho họ xa vào mộng mị, điều kì dị hoặc cảnh trí thiên nhiên mà không quan tâm đến những xung đột sâu sắc trong đời sống con người và tâm hồn con người thời đại để lẩn tránh những đòi hỏi của cuộc sống và nhân dân.

* Sự khủng hoảng lớn nhất trong nghệ thuật Môđéc là phá hủy tư duy giai điệu vốn có truyền thống trong âm nhạc cổ điển và lãng mạn, làm nảy sinh những ấn tượng mới như: đa điệu tính, vô điệu tính, thậm chí có những chồng âm gồm cả 1 gam cromatic…Tất cả những hiện tượng này đều có ảnh hưởng tiêu cực đến một số nghệ sĩ tài năng trong âm nhạc thời kì hiện đại.

1917-1945:
I_Chủ nghĩa biểu hiện:
Đã nở rộ ở nhiều nước Tây Âu, phản ánh sự kinh hoàng và dao động trước những hiện tượng mới:chiến tranh đế quốc, khủng hoảng kinh tế… Biểu hiện một cách phóng đại cực đoan tâm trạng, cảm xúc của con người thông qua chủ quan của người nghệ sĩ, dẫn đến những cảm xúc có phần bệnh hoạn.

II_Chủ nghĩa cấu trúc:

Là chủ nghĩa đối lập với chủ nghĩa biểu hiện, biến ngôn ngữ âm nhạc thành vật liệu để mô tả những đối tượng có tính chất cơ giới, lắp ghép những khối âm thanh xa lạ trong kết cấu tác phẩm.
Một số tác giả tiêu biểu: Mayô, Ôneghe…

III_Chủ nghĩa cổ điển mới:

Điển hình nhất là nhạc Jazz.
Nhạc Jazz xuất hiện ở Mĩ, là một hiện tượng độc đáo của âm nhạc hiện đại, là loại nhạc gồm những yếu tố của âm nhạc dân gian da đen, nhịp điệu nhạc múa trong sinh hoạt.
Bên cạnh nhạc Jazz ở Mĩ, ta còn chú ý đến nền âm nhạc Xô viết. Âm nhạc Xô viết thời kì này đã thể hiện tính ưu việt của xã hội mới.
Nhiều nhà soạn nhạc tiêu biểu đã xuất hiện như: Soxstacovich, Xeđôi…

Âm nhạc từ 1945 tới nay:
Tại một số nước châu Âu đã xuất hiện một loại nhạc gọi là : Đô đê ca fôn, phương pháp sáng tác này là kết hợp một cách có dụng ý 12 âm của âm Cromatic còn gọi là nhạc Xeri. Tiêu biểu cho loại nhạc này là A.Sonbe (kế nghiệp ông là A.Becgơ, Jimacơ, A.Vebecnơ hợp thành truờng phái Viên mới)
Chủ nghĩa hình thức còn dẫn đến loại nhạc “tiền phong chủ nghĩa” đã sáng chế ra hệ thống sáng tác mới gọi là “âm nhạc cụ thể” và “âm nhạc điện tử”:
- Âm nhạc cụ thể thì lắp ráp và pha trộn những âm thanh được ghi trên băng nhựa với nhau.
- Âm nhạc điện tử là tạo ra những âm thanh theo lối đô thị nhờ máy móc điện tử.

Nền âm nhạc CNXH trở thành tiên tiến và đầy triển vọng vì nó ăn sâu bám rễ trong quần chúng, biết kế thừa những tinh hoa âm nhạc của quá khứ và liên hệ mật thiết với chủ nghĩa hiện thực.

* Vậy, thứ nhạc giao hưởng mang ý nghĩa tôn giáo có được coi là nhạc cổ điển không?

Ví dụ: Hoà nhạc phối hợp Nhật – Việt (ngày 14, 15/10) tại Nhà hát Lớn Hà Nội, chương trình do các nghệ sĩ thuộc Dàn nhạc Nagoya, dàn nhạc Nihon, Dàn nhạc Shinnihon của Nhật Bản cùng phối hợp biểu diễn với Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam; Trình diễn ấn tượng – The Savior (ngày 31/10), biểu diễn âm nhạc và múa dựa trên các câu chuyện thần thoại và dân gian của các nước châu Á, truyền thuyết của các nhà hiền triết cổ đại, truyện dân gian về kiếp luân hồi được lưu truyền ở Nhật Bản và các nước châu Á, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Được dàn nhạc giao hưởng biểu diễn cũng chưa chắc đã phải là nhạc cổ điển. Phải dựa vào thể loại mà dàn nhạc chơi mới có thể khẳng định được. Nhưng những ví dụ trên cho thấy đây là nhạc kịch (Opéra) kết hợp với nhạc dân tộc. Vì vậy, có thể gọi là nhạc cổ điển được.

* Giữa Jazz và nhạc cổ điển có mối quan hệ gì không?

Có! Nhạc cổ điển là thể loại ra đời đầu tiên, là cội nguồn của mọi thể loại khác.

Trước khi có nhạc cổ điển thì người ta chơi nhạc bằng bất cứ cái gì có thể tạo ra âm thanh (nếu có thể gọi đó là “âm nhạc”, ví dụ như gõ mấy miếng gỗ, mấy miếng kim loại vào nhau, v.v… ) Và từ đó, nhạc cổ điển ra đời, theo lịch sử phát triển âm nhạc đã được trình bày một cách khái quát như trên!