Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Nhạc JAZZ


Về quê - Trần Mạnh Tuấn
[YOUTUBE]cxqt5pYOT4U[/YOUTUBE]


Nhạc Jazz được sinh ra ở miền Tây New Orlearns, từ những người Mỹ da đen nghèo. Âm nhạc của họ chỉ dựa trên những giai điệu đơn giản nhưng lại có nhịp điệu vô cùng phức tạp, không tuân theo tuân thủ nào và chúng ta có thể coi đó là “Blue notes” của họ. Những ca khúc của họ có thể coi là những khúc hát tinh thần để vượt qua những quảng thời gian lao động cực khổ, và nó thật sự khích lệ tinh thần của họ rất nhiều bởi vì những công nhân dường như làm việc tốt hơn rất nhiều với thứ âm nhạc đó. Âm nhạc của họ được mô tả như những ký ức, hay kỷ niệm trong cuộc sống của họ.

[YOUTUBE]XrgP1u5YWEg[/YOUTUBE]


Vào năm 1894, bộ luật mới được áp dụng cho toàn thể New Orlearns, bắt buộc tầng lớp trung lưu và cả thượng lưu Creoles (tức những người Châu Âu sống ở Mỹ) phải sống chung với những người dân da đen nghèo khổ mà họ từng coi như là tầng lớp hạ lưu. Chính sự pha trộn giữa hai dòng nhạc cũng như hai nền văn hóa khác nhau có thể coi là sự khởi đầu của dòng nhạc Jazz. Cũng kể từ đó, Jazz gần như thay đổi , được phát triển rộng hơn. Giữa những năm 1890 – 1900, Ragtim (một loại nhạc của người da đen) và Blues trở nên phổ biến hơn. Cũng kể từ đó, New Orlearns trở thành vùng đất mẹ cho các nghệ sỹ mới của các thể loại từ Ragtime, Pop, Dances, Blues, …Âm nhạc được truyền bá đến mọi người nhờ những người khách du lịch.

Vào những năm 1920, Jazz thật sự ảnh hưởng đến mọi người, khi mà những người dân da trắng cũng đã từ từ thích nghi và yêu thích thể loại này. Và những nghệ sỹ nổi tiếng của thể loại này cũng từ từ xuất hiện như Joe “King” Oliver, Louis Amstrong, Ferdinand “Jelly Roll” Morton.

Vào cuối những năm 1930, khi khiêu vũ bắt đầu phát triển do người dân muốn rũ bỏ những u phiền, chán nản trong cuộc sống hằng ngày bằng khiêu vũ, Jazz phát triển thêm một thể loại mới.

Đến những năm 1940, Jazz phát triển thêm những thể loại như Pop, Trad, Swing…và cả Latin. có thể nói, Jazz thật sự đa dạng, kể cả ngày nay Jazz không ngừng phát triển thêm những thể loại mới và cũng không ngừng tự hoàn thiện bản thân nó. Qua bao nhiêu năm phát triển, Jazz ngày càng phổ biến và được nhiều người yêu thích hơn. Đó thật sự là một sự pha trộn tuyệt vời giữa các giai điệu, và chính vì vậy mà Jazz luôn tồn tại cùng thời gian, cũng như trong lòng những người yêu âm nhạc
[YOUTUBE]RNAjQBOP-lU[/YOUTUBE]


Sơ lược về các thể loại của Jazz

Ragtime: khởi nguyên của Jazz, ra đời khoảng năm 1895, là sự kết hợp của điệu vũ xin bánh Cakewalks ở Châu Phi, những bài hát Coon Songs của người Mỹ da đen, và âm nhạc của “Jig bands”. Nhạc sỹ đầu tiên của Ragtime được biết đến là Ben Harney với giai điệu đối lập của các điệu vũ Châu Phi, rất rung động, say mê và đầy ngẫu hứng. Sau đó vào năm 1889, nghệ sỹ piano đến từ Missouri Scott Joplin phát hành sáng tác Ragtime đầu tiên đã định hình một thể loại mang tính quốc gia.

Classic Jazz: vào những năm 1900, Jazz được biểu diễn bởi những ban nhạc nhỏ và bắt nguồn từ New Orlearns.

Hot Jazz: tiêu biểu có Louis Amstrong với những bản ghi âm với ban nhạc Hot Five, Hot Five và Sevens của ông. Những bản ghi âm được thực hiện bởi Hot Five và Hot Sevens của Louis Amstrong được xem là hoàn toàn Classic Jazz và cũng là phát ngôn cho khả năng sáng tạo nghệ thuật của Louis Amstrong. Âm nhạc trong Hot Jazz được cá nhân hóa bởi những đoạn solo ngẫu hứng đầy phát kiến, xúc cảm và được đẩy lên đỉnh điểm của “hot”. Những đoạn giai điệu thường dùng trống, Banjo hay Guitar để làm mạnh dần, thỉnh thoảng là tốc độ hành quân (tốc độ của nhịp hành quân March). Ngay lập tức những ban nhạc và dàn nhạc đã kích thích sự phát triển của âm thanh “hot” này khắp đất nước, đặc biệt là những bản thu âm với kỹ thuật cao.

Chicago style: Chicago là mảnh đất sản sinh nhiều nghệ sỹ trẻ sáng tạo, cá nhân hóa đầy tìm tòi và kỹ thuật biểu diễn nhạc cụ điêu luyện của các nghệ sỹ. Chicago style Jazz có ý nghĩa nâng cao tính ứng tấu ngẫu hứng trong những ngày đó. Sự đóng góp của các nhạc công tiêu biểu Bud Freeman, Eddie Condon, Benny Goodman, Gen Krupa (nghệ sỹ sáng tạo những thiên hướng mới) có ý nghĩa rất nhiều cho những người tiên phong của Jazz vào thời kỳ Jazz còn “ẳm ngửa” cũng như tạo cảm hứng cho những người sau này.

Swing: những năm 1930 là những năm của Swing. Bắt nguồn từ thể loại nhạc Jazz ở New Orlearns, Swing là thể loại có giai điệu mạnh hơn và thêm “sinh lực”. Swing cũng là một thể loại nhạc nhảy, liên kết mọi người bất cứ lúc nào. Mặc dù âm thanh của Swing là âm thanh tổng hợp nhưng Swing cũng đòi hỏi sự ứng biến đầy ngẫu hứng của mỗi cá nhân nhạc công trong quá trình biểu diễn để làm giai điệu thêm du dương hay solo phức tạp. Giữa những năm 1990 chứng kiến sự quay trở về của Swing do sự quay lại của những xu hướng nhạc Dance. Một lần nữa những đôi trẻ từ Mỹ qua Châu Âu lại nhún nhảy theo âm thanh của những “Big bands”…lúc này Swing thường được biểu diễn ở quy mô nhỏ hơn.

Kansas style: tiêu biểu là tay saxophone tiên phong Charlie Parker đến từ Kansas

[CENTER][YOUTUBE]
mZ5eGEest0g[/YOUTUBE]

Gypsy Jazz: bắt nguồn từ tay guitarist Django Reinhardt.

[YOUTUBE]LoIJ4W7kXiQ[/YOUTUBE]

Bepop: phát triển từ đầu những năm 1940, và cực điểm vào năm 1945. Khởi xướng là tay saxophone Charlie Parker cùng tay Trumpet Dizzy Gillespie.

Vocalese: là nghệ thuật sáng tác lời và biểu diễn theo bộ dạng lời hát trong những khúc solo nhạc cụ, Vocalese phát triển mạnh trong những năm khoảng 1957 – 1962. Người biểu diễn có thể solo hay biểu diễn cùng đoàn hát nhỏ, được hỗ trợ bởi một nhóm nhỏ hay dàn nhạc. Vocalese hiếm khi tham gia cùng những thể loại Jazz khác, và không bao giờ mang được thành công về mặt thương mại, chỉ cho đến những năm gần đây. hai nhân vật tiêu biểu được biết đến trong vai trò viết và biểu diễn lời Volalese là John Hendricks và Eddie Jeffferson.

Mainstream: sau kỷ nguyên của những Big band, khi những đoàn nghệ thuật lớn tan rã thành những nhóm nhỏ, Swing tiếp tục được trình diễn. một vài nghệ sỹ giỏi nhất của Swing được biết đến với những cuộc biểu diễn nhạc Jazz ứng tấu của họ giữa những năm 1950, những cuộc biểu diễn mà sự hòa âm ngẫu hứng có ý nghĩa không chỉ ở cái du dương của sự thêm thắt. Xuất hiện vào cuối thập kỷ 70 và 80, Mainstream Jazz là sự “lượm lặt” của Cool, Classic Và Hard Pop. Mặc dù Mainstream và Bost Pop vẫn được xem là hai thể loại cùng với những thể loại khác nhưng không được gắn kết chặt chẽ với lịch sử phát triển của các thể loại nhạc Jazz.

Cool: bắt nguồn trực tiếp từ Pop vào cuối những năm 1940 và 1950, Cool là sự pha trộn mượt mà của Swing cùng Pop, giai điệu du dương cùng sự sôi nổi đã được làm nhẹ nhàng hơn. việc biểu diễn của những đoàn múa hát nhỏ đã có lại tầm quan trọng. Nickname “West Coast Jazz” bắt nguồn từ những cuộc cách tân đến từ Los Angeles, Cool trở nên phổ biến ngoài quốc gia vào cuối những năm 1950, với những sự đóng góp đầy ý nghĩa của những nhạc sỹ và nhạc công tử East Coast.

Hard Pop: trong bối cảnh lịch sử phát triển của Bepop bị cản trở bởi sự ra đời của Cool, những giai điệu của Hard Pop có hơi hướng “sâu sắc” hơn Bepop, vay mượn Rhythm và Blues hay ngay cả những chủ đề Gospel (1 loại nhạc ở miền nam nước Mỹ, được trình diễn bởi những đội ca nhà thờ, hát những bài ca vui sướng trong những buổi lễ kỷ niệm…) Những đoạn nhạc phức tạp và biến chuyển linh hoạt hơn Pop của những năm 1940. Nghệ sỹ dương cầm Horace Silver được biết đến bởi những cuộc cách tân của ông trong Hard Pop.

Bossa Nova: một sự pha trộn giữa West Coast Cool, sự du dương của âm nhạc cổ của Châu Âu và những giai điệu đầy quyến rũ của vũ điệu Samba ở Brazil, Bossa Nova hay nói một cách chính xác là “Brazilian Jazz” tiến đến USA khoảng năm 1962. Sự phảng phất và huyền ảo nhưng đầy mê muội của những điểm nhấn từ Acoustic guitar trên gia điệu đơn giản được hát bằng tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Anh. Tiên phong cho Bossa Nova là hai người Brazil Joao Gilberto và Antonio Carlos Jobim. Bossa Nova làm thay đổi không khí Hard Pop của thập kỷ 60 và Free Jazz. Bossa Nova được phổ biến hơn bởi những tay chơi West Coast Jazz như guitarist Charlie Byrd và tay sax Stan Getz.

Modal: khi những nhóm hát nhỏ thiếu thốn trầm trọng những hướng đi mới cho sự ứng tấu, một vài nhạc công đã tìm kiếm bằng cách vượt ra ngoài khuôn khổ của “major & minor scales” trong West Coast Jazz. Lấy cảm hứng từ những modes của các nhà thờ trung cổ, các nhạc công đã thay đổi những quảng trong tones quen thuộc và tìm được những cảm xúc mới mẻ. Những tay solo đã có thể vượt khỏi giới hạn của “dominant keys” và biến chuyển những âm trung tâm để định hình sự hòa âm mới. Điều này có ý nghĩa đặc biệt hữu dụng với những pianist cùng guitarist cũng như với tay chơi Trumpet và sax. Nghệ sỹ dương cầm Bill Evans được chú ý với những bước tiến của ông trong Modal.



Free Jazz: đôi khi để chỉ “Avante Garde” (những ngưới đi tiên phong), những nghệ sỹ solo Free Jazz thật sự vượt ra khỏi cấu trúc của một đoàn ca múa hát nhỏ, mang đến cái phiêu tột đỉnh của cái tự do không ràng buộc hoàn toàn. Nếu Onette Coleman được xem là người đi tiên phong trong Free Jazz thì sau đó John Coltrane chắc chắn là người lãnh đạo. Free Jazz làm nảy sinh nhiều cuộc tranh cãi rằng nó có thật sự là Jazz hay không, nơi biểu diễn Free Jazz cũng là dưới những sân khấu Jazz underground. Một cách mỉa mai, Free Jazz càng không được thừa nhận, càng được tiếp tục và ảnh hưởng đến Mainstream của ngày hôm nay.

Soul Jazz: bắt nguồn từ Hard Pop, Soul Jazz có lẽ là một thể loại Jazz phổ biến nhất trong thập kỷ 60, đầy tung hứng như “Chord progression” trong Pop, người nghệ sỹ solo đã đẩy màn trình diễn đến mức độ kích động. Horace Silver đã có một tầm ảnh hưởng lớn trong thể loại này. Cây organ Hammond cũng gây nhiều chú ý cho nhạc cụ của Soul Jazz.

Fusion: vào đầu những năm 1970, thời kỳ “Fusion” đã đến sự hòa trộn của những đoạn ứng tấu trong Jazz với “sinh lực” và những giai điệu mới từ nhạc Rock. Trước sự lo ngại của những người theo chủ nghĩa Jazz thuần túy, một vài nghệ sỹ Jazz đã làm những cuộc tiên phong đầy ý nghĩa khi vượt giới hạn của Hard Pop tiến vào Fusion. Cuối cùng những ảnh hưởng của công nghiệp đã thành công trong công việc làm giảm giá trị của những cuộc cách tân nguyên khởi của nó. Trong khi vẫn còn những cuộc tranh cãi rằng Fusion là sự phát triển của Rock thì một số ảnh hưởng của nó vẫn còn sót lại trong Jazz ngày nay.

Groove: là một nhánh của Soul Jazz. Groove đưa âm điệu của Blues và tập trung chủ yếu vào những giai điệu. Đôi khi được so sánh với thể loại “Funk”, Groove tập trung cho việc giữ sự liên tục cho những nhịp điệu bởi những nhạc cụ hay đôi khi là sự hoa mỹ của lời hát. Groove đầy những cảm xúc hân hoan mời gọi mọi người nghe khiêu vũ, bất kể nó là những giai điệu Blues chậm hay những giai điệu lạc quan, vui vẻ. Những đoạn solo ngẫu hứng dàn trải trong sự phụ thuộc vào nhịp điệu những âm thanh tổng hợp.

Afro – Cuban Jazz: được xem như Latin Jazz, là sự kết nối giữa chất ngẫu hứng trong Jazz và sức lan truyền mãnh liệt trong giai điệu. Nó bắt nguồn từ nghệ sỹ Trumpet – nhà soạn nhạc Mario Bauza và nghệ sỹ bộ gõ chano pozo, hai người có những ảnh hưởng quan trọng đến Dizzy Gillespie cũng như những người khác giữa năm 1940. Các nhạc cụ để hòa âm có thể rất phong phú tiêu biểu không thể thiếu cho thể loại nhạc này là bộ gõ gồm timbale, conga, bongo và một số nhạc cụ gõ của Latin khác phối hợp với piano, guitar, đàn vibes và thường có thêm kèn co, vocals. Aturo Sandoval, Pancho Sanchez, Chucho Valdes được biết đến như những nghễ sỹ tiêu biểu của Afro – Cuban Jazz.

Post Pop: Modern Mainstream hay Post Pop vẫn được biết đến và sử dụng hầu hết trong các thể loại nhạc nhưng nó không gắn liền với lịch sử phát triển của các thể loại Jazz. Bắt đầu vào năm 1979, một làn sóng mới nổi lên ở các tay chơi trong việc phả hơi thở mới vào thể loại Hard Pop của những năm 1960, nhưng tuyệt vời hơn so với sự cách tân trong hai thể loại Groove và Funk trước đây, những con sư tử trẻ trung này đã mang những kết cấu và ảnh hưởng mới cho những năm 1980 và thập kỷ 90. Những người đi tiên phong (Avant Garde) đã cống hiến những đoạn solo đầy chất khám phá mới mẻ trong khi những nhịp điệu đa chiều ảnh hưởng của âm nhạc Carribe tạo nên thể loại nhiều màu sắc hơn Pop trước đây.

Acid Jazz: thể loại Acid Jazz trước đây đã từng được xem là một thể loại của việc cover các loại nhạc khác. Mặc dù nó không phải là một thể loại thật sự của Jazz thì nó vẫn có giá trị để không thể để nó ra ngoài nhạc Jazz. Bắt nguồn từ năm 1987 từ những sân khấu khiêu vũ của Anh, nó là một loại nhạc sôi nổi được kết hợp chặt chẽ với những bài Jazz mẫu mực,hay Funk của thập kỷ 70, Hiphop, Soul hay những điệu nhạc truyền thống của Latin. Acid Jazz tập trung chủ yếu vào hòa âm của các nhạc cụ, không phải là lời bài hát. Việc ít ứng tấu trong Acid Jazz đã gây ra những cuộc đấu tranh cãi rằng thật sự Acid Jazz có phải là Jazz.

Smooth Jazz: bắt nguồn từ Fusion, nhưng không phải là những khúc solo mãnh liệt và sự mạnh dần đầy say mê, Smooth Jazz gây ấn tượng bằng sự tao nhã của nó. Ít có tính ứng tấu đầy ngẫu hứng cũng gây tranh cãi rằng nó có thật sự là Jazz hay không. Những nhạc cụ điện tử kỹ thuật cao cùng với những track đầy giai điệu tạo nên vỏ bọc khiêm tốn và mượt mà cho Smooth Jazz. Trong Smooth Jazz âm hưởng chung có tính chất quan trọng hơn những phần thể hiện cá nhân. Điều này đã hạn chế các thể loại này trong việc trình diện “live”. Nhạc cụ bao gồm kèn keyboard điện tử, Alto hay Soprano sax, guitar, bass guitar và người chỉ huy. Smooth Jazz có lẽ đã trở thành thể loại có giá trị thương mại thật sự sau Swing.

European: vào cuối thế kỷ 20, rất nhiều nhạc công vùng Scandinavi và Pháp cảm thấy rằng thể loại Mainstream của Jazz Mỹ càng ngày càng “lùi” về quá khứ, nên đã bắt đầu sáng tạo một thể loại mới với tên gần gũi là “European”. Cũng như Acid Jazz, European phối hợp giữa Jazz truyền thống và nhạc Dance. Liên kết những yếu tố từ House (một thể loại Disco điện tử có nền tảng từ Funk) và Acoustic, âm thanh điện tử cùng những giai điệu khuôn mẫu để tạo một thể loại phố biến và đa sắc nhất trong những loại Jazz đương thời. Những nghệ sỹ tiêu biểu của European là nghệ sỹ dương cầm người Nauy Bugge Wesseltoft, nghệ sỹ Trumpet Nils Petter Molvaer, nghệ sỹ dương cầm Martial Sola và Lauren de Wilde, tay saxophone Jullian Lorau. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét